Muốn sống sung túc, hãy đầu tư tài chính trước tuổi 30!

06.12.2022

Đầu tư tài chính cá nhân là cách gia tăng tài sản cá nhân bằng những hình thức đầu tư như mua bán cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, ngoại hối, hoặc các kênh đầu tư tài chính khác…. Nhà đầu tư sẽ tìm đến các kênh đầu tư tài chính an toàn để gia tăng lợi nhuận.

Vì sao bạn nên đầu tư tài chính cá nhân?

Việc đầu tư tài chính mang đến rất nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Đầu tiên, đầu tư tài chính sẽ giúp nhà đầu tư chống mất giá của đồng tiền do lạm phát. Lạm phát được hiểu là giá của các loại hình dịch vụ, hàng hóa sẽ gia tăng theo thời gian. Ví dụ trong năm 2020, một ly cà phê có giá 10.000VNĐ nhưng đến năm 2022 giá của ly cà phê đã lên đến 20.000VNĐ. Do đó, nếu bạn không gia tăng thêm giá trị tài sản của bạn thì khi đồng tiền bị mất giá, tất yêu tài sản của bạn sẽ hao hụt.

Những lợi ích từ việc đầu tư tài chính cá nhân

Tiếp theo, đầu tư tài chính cá nhân sẽ mang đến cơ hội sinh lời cho nhà đầu tư. Hoạt động đầu tư chính chính là tiền đề để các công ty phát triển và đó cũng là nền tảng phát triển của nền kinh tế. Để có thể có mức lợi nhuận tối đa với mức rủi ro thấp nhất, nhà đầu tư nên cân nhắc đầu tư vào lĩnh vực mình thấy tự tin dựa theo sự am hiểu và kinh nghiệm của bản thân.

Đầu tư tài chính cá nhân còn tạo ra nguồn thu nhập thụ động và tăng số tiền tiết kiệm cho nhà đầu tư. Hãy dùng số tiền nhàn rỗi được trích ra mỗi tháng và bắt đầu đầu tư tài chính. Số tiền nhỏ này sẽ dần sinh lời và giúp cho tổng số tiền đầu tư của bạn ngày càng tăng lên.

Ngoài ra, đầu tư tài chính cá nhân còn giúp bạn nhanh chóng hiện thực hóa được các mục tiêu lớn như mua xe, mua nhà, cho con đi du học hoặc kinh doanh…

Đặc biệt, đầu tư tài chính cá nhân từ sớm là con đường đưa bạn đến điểm cuối của tự do tài chính nhanh chóng. Tự do tài chính được hiểu là trạng thái mà con người có đủ tiền để chi trả cho mọi nhu cầu của cuộc sống hàng ngày hay sẽ không bị chi phối bởi tài chính khi đưa ra các quyết định. Đây được coi là đích đến cao nhất trong tài chính mà nhiều người hướng đến.

Các cấp độ trong tự do tài chính cá nhân

Tự do tài chính đang là từ khóa được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ. Có 7 cấp độ trong tự do tài chính cá nhân bạn cần chinh phục.

Cấp độ 1: Rõ ràng

“Bạn không thể đến nơi mình muốn nếu không biết mình bắt đầu từ đâu” – Sabatier. Do đó, ở cấp độ cơ bản nhất, bạn phải hiểu rõ về tình hình tài chính cá nhân của bản thân. Cụ thể, bạn đang tiết kiệm được bao nhiêu tiền, có bao nhiêu tiền để chi tiêu hàng ngày, bạn đang nợ bao nhiêu và mục tiêu tài chính của bạn trong tương lai là gì…

Cấp độ 2: Tự túc

Ở cấp độ này, bạn có thể tự lo được cho mình về mặt tài chính, bạn có đủ số tiền để trang trải chi phí sinh hoạt mà không cần tới sự giúp đỡ từ ai. Tuy nhiên, số tiền này có thể đến từ lương hoặc từ những khoản vay khác, miễn là bạn vẫn có thể tự xoay sở chứ không nhờ đến sự chu cấp của người thân hoặc gia đình.

Cấp độ 3: Thoải mái

Đạt được mức độ 3 tức là bạn đã có thể hoàn toàn tự chủ về chi phí sinh hoạt. Không dừng lại ở đó, bạn phải sở hữu cho mình một khoản tiết kiệm. Đây sẽ là quỹ dự phòng khi có những tình huống không may xảy ra hoặc là khoản đầu tư cho hưu trí.

Cấp độ 4: Ổn định

Ở cấp độ 4, bạn phải đảm bảo trả được nợ lãi suất cao, chẳng hạn nợ thẻ tín dụng, và đã tích lũy đủ 6 tháng chi phí sinh hoạt vào quỹ khẩn cấp. Việc tiết kiệm vào quỹ khẩn cấp giúp bạn đảm bảo rằng tài chính của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi trường hợp bất ngờ. 

Cấp độ 5: Linh hoạt

Khi đạt được mức độ 5 – linh hoạt, nghĩa là bạn đã tiết kiệm được ít nhất 2 năm chi phí sinh hoạt. Bạn không cần phải tích lũy con số này bằng tiền mặt mà đó có thể là tổng số tiền từ các tài khoản tiết kiệm và đầu tư, miễn là bạn có thể tiếp cận chúng khi cần. Bạn sẽ không phải lo lắng về tài chính và có thể thư giãn thoải mái khi nghỉ việc trong một khoảng thời gian nhất định. 

 7 cấp độ trong tự do tài chính cá nhân

Cấp độ 6: Độc lập tài chính

Những người đã đạt được sự độc lập về tài chính có thể sống hoàn toàn bằng thu nhập tạo ra từ các khoản đầu tư của họ. “Người này thường có một trong hai điều sau: khoản tiền lớn trong danh mục đầu tư sinh lãi hoặc có tài sản cho thuê để trang trải chi phí sinh hoạt, hoặc kết hợp cả hai thứ”.

Để đạt đến cấp độ này, bạn phải có sự thay đổi trong suy nghĩ để vượt qua những khuôn mẫu về tài chính cá nhân truyền thống. Bạn sẽ đầu tư phần lớn thu nhập của mình để tạo nguồn tiền thụ động trong tương lai.   

Bạn có thể lựa chọn đầu tư vàng, bất động sản hay chứng khoán dựa trên nguồn vốn hiện có và lợi nhuận kỳ vọng của bạn. Ngoài ra, bạn cần cân nhắc kỹ những ưu, nhược điểm của mỗi kênh đầu tư. 

Các chuyên gia chỉ ra rằng, thị trường chứng khoán vẫn là một kênh đầu tư khá hấp dẫn hiện nay nhờ ưu điểm là tính thanh khoản cao, đa dạng sản phẩm và không đòi hỏi vốn lớn. Bạn có thể tham khảo đầu tư chứng khoán trên nền tảng EMIR với sự tư vấn từ những chuyên gia uy tín hàng đầu để bắt đầu con đường tích lũy tài chính cá nhân ngay bây giờ.

Cấp độ 7: Của cải dồi dào

Những người ở cấp độ 7 sẽ không cần suy nghĩ nhiều về sự thay đổi trong danh mục đầu tư để đảm bảo kế hoạch tài chính bởi họ có nhiều tiền hơn những gì họ cần. Tiền không còn là sự lo lắng và không phải là điều cần thiết cho sự tồn tại của họ. Để đạt được cấp độ cao nhất này, những nhà đầu tư phải rèn cho mình suy nghĩ tổng thể về tiền bạc và có những chiến lược đầu tư thông minh.

Trên đây là những chia sẻ của EMIR về tầm quan trọng của đầu tư tài chính cá nhân và những mức độ tự do tài chính bạn cần lưu ý. Để có cái nhìn trực quan hơn về thị trường đầu tư tài chính, cách đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả để có thể đạt tự do tài chính trong tương lai, hãy liên hệ với EMIR và nhận tư vấn từ những chuyên gia tài chính hàng đầu nhé!

Các bài viết có thể bạn quan tâm

EMIR BỔ NHIỆM TÂN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC: KIỆN TOÀN BỘ MÁY LÃNH ĐẠO CẤP CAO, HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Sáng ngày 2/12/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư EMIR đã tổ chức lễ công bố và...
Thực hiện kế hoạch hàng năm trong việc chăm sóc sức khỏe người lao động, từ ngày 4 –...
Phụ nữ Việt Nam ngày nay không chỉ có vai trò “giữ lửa” trong gia đình mà còn đóng...