Khi tìm đến các kênh đầu tư tài chính hiện nay, nhà đầu tư đều mong muốn tìm kiếm những sản phẩm mang lại lợi nhuận tốt, gia tăng giá trị trong tương lai. Tuy nhiên, việc đầu tư không chỉ là câu chuyện sinh lời, mà đó còn là câu chuyện quản lý tài sản. Để quản lý tài sản hiệu quả, nhà đầu tư nên xây dựng cho mình một tháp tài sản phù hợp với tình hình tài chính cá nhân
Tháp tài sản là gì?
Tháp tài sản hay còn được gọi là tháp tài chính. Đây là mô hình phân bố tài sản theo hình kim tự tháp với nhiều lớp xếp chồng lên nhau tạo nên nền tảng tài chính vững mạnh.
Tầng dưới cùng là các tài sản an toàn nhất, tạo nền móng vững chắc cho tháp, chúng được dùng để bảo đảm cho mức sống cơ bản. Càng lên cao mức độ mạo hiểm càng gia tăng với các khoản đầu tư mạo hiểm, phục vụ cho việc gia tăng tài sản trong tương lai.
Có 5 loại tài sản trong tháp tài sản, bao gồm:
Tài sản vô hình
Được coi là tầng dưới cùng của tháp tài sản, tài sản vô hình là tài sản không nhìn thấy được nhưng có cơ sở để chuyển đổi thành tài sản hữu hình. Những tài sản vô hình đó là kinh nghiệm, kiến thức, các mối quan hệ hay thương hiệu cá nhân. Đây là tài sản quan trọng của của con người, đòi hỏi thời gian tích lũy lâu dài. Càng sở hữu nhiều tài sản vô hình, ta càng có cơ hội tạo ra nhiều tài sản hữu hình.
Tài sản bảo vệ
Tài sản bảo vệ là tài sản mang đến cho người sở hữu sự an tâm trước những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai. Bạn không thể chắc chắn bạn sẽ luôn khỏe mạnh hoặc không bao giờ gặp tai nạn, bất trắc, vì vậy bạn cần phải có khoản dự phòng cho những trường hợp xấu nhất. Những tài sản này cần có tính thanh khoản cao, giá trị ổn định như bảo hiểm, các khoản tiết kiệm dài hạn, vàng, bất động sản, quỹ dự phòng hay quỹ hưu trí…
Tài sản tạo thu nhập
Tài sản tạo thu nhập mang đến thu nhập cho bạn đều đặn hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Đó là tiền lương, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi, các khoản tiết kiệm ngắn hạn hay trái phiếu…
Tài sản tăng trưởng
Đây là loại tài sản mang đến cho bạn lợi nhuận lớn hơn nhiều số vốn bạn bỏ ra, tuy nhiên rủi ro cũng rất lớn. Tài sản tăng trưởng có thể đến từ các kênh đầu tư tài chính hiện nay như bất động sản đất nền, chứng chỉ quỹ, cổ phiếu,…
Tài sản mạo hiểm
Tài sản mạo hiểm là tầng cao nhất của tháp tài sản và thường là các loại tài sản có độ rủi ro cao, song nó cũng mang lại lợi nhuận lớn gấp nhiều lần vốn bỏ ra. Nó có thể là chứng khoán phái sinh, cổ phiếu, tiền điện tử, bất động sản nghỉ dưỡng,…
Chứng khoán là một trong những tài sản mạo hiểm
Tuy nhiên, trong danh mục tài sản của mỗi người không bắt buộc phải có khoản tài sản mạo hiểm này. Bạn chỉ nên xây dựng lớp tài sản mạo hiểm khi các khối bên dưới đã thật vững chắc và hoạt động ổn định.
Tháp tài sản dùng để làm gì?
Tháp tài sản được phân chia rõ ràng thành các tầng với độ rộng khác nhau. Diện tích mỗi tầng là mức độ ưu tiên và tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong danh mục tài sản của bạn. Bạn có thể quản lý tài sản cá nhân hiệu quả và xây dựng được kế hoạch tài chính ổn định hơn nếu bạn xây dựng được tháp tài sản.
Để áp dụng tháp tài sản vào việc quản lý tài chính, bạn cần hiểu rõ ưu, nhược điểm của loại tháp này.
Ưu điểm
Tháp tài sản sẽ cho bạn biết tài sản của bạn có thể phân chia thành những phần nào và giúp bạn tìm ra lộ trình xây dựng tài chính vững vàng. Bạn sẽ biết cách phân bổ tài chính vào từng hoàn cảnh, nên ưu tiên mục nào trước, mục nào sau một cách hợp lý.
Hãy ghi nhớ rằng bạn nên dành thời gian cho các tài sản ở tầng dưới nhiều hơn trước khi tiến lên các tầng trên vì càng lên cao, mức độ rủi ro càng lớn. Cụ thể, trước khi đầu tư vào các kênh đầu tư tài chính hiện nay – khởi nguồn của những tài sản mạo hiểm, hãy đầu tư kiến thức và kỹ năng trước tiên – lớp tài sản vô hình. Nếu phần gốc chưa chắc đã đầu tư phần ngọn, khi rủi ro xảy ra bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính.
Nhược điểm
Hạn chế của mô hình này đó là không quy định rõ hạn mức, thời gian cho mỗi tầng. Bạn sẽ khó nhận biết được khi nào các tầng “đất nền” như tài sản vô hình, tài sản bảo vệ hay tài sản thu nhập đã vững chắc để xây dựng tiếp các tầng tiếp theo? Vì vậy mà bạn sẽ phải tự cân đối bằng các khoản mục tài sản của mình. Quá trình này có thể xảy ra sai sót làm tháp tài sản không được bền vững.
Có 2 nguyên tắc bạn phải tuân thủ khi xây dựng tháp tài sản:
Đầu tiên, bạn phải xây dựng từ dưới lên trên. Cũng giống như xây nhà, nền móng càng vững chắc thì ngôi nhà càng kiên cố. Các tầng dưới của tháp càng ổn định thì lộ trình tài chính của bạn càng bền vững.
Thứ hai, hãy xây đáy tháp càng rộng càng tốt. Đáy tháp là tài sản vô hình và cũng là tài sản được tích lũy sớm nhất, có diện tích lớn nhất trong tháp. Đây cũng là tài sản quý nhất, quy mô tài sản vô hình sẽ tỷ lệ thuận với quy mô phát triển tài sản của bạn sau này.
Nếu quý khách hàng đang quan tâm đến việc quản lý tài sản cá nhân nhưng lại không muốn phải đau đầu nghĩ đến việc xây dựng tháp tài sản như thế nào cho hợp lý, không muốn mất quá nhiều thời gian để kiểm soát quy trình quản lý tài sản thì EMIR chính là giải pháp. Đội ngũ chuyên gia của EMIR có chuyên môn cao về tài chính, đầu tư. Chúng tôi theo sát những biến động thị trường, nghiên cứu và cung cấp các nhận định đáng tin cậy, phù hợp với từng khách hàng để giúp khách hàng quản lý tài sản hiệu quả.
EMIR giúp bạn quản lý tài sản cá nhân hiệu quả
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ quản lý tài sản cho khách hàng cá nhân cũng như các kênh đầu tư tài chính hiện nay, quý khách hàng vui lòng liên hệ với EMIR qua các kênh chính thống của thương hiệu:
Trụ sở: 1160 Đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Website: https://emir.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100086916879516